CEO Là Gì?

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 31-12-2020. Cập nhập ngày 31-10-2021.
CEO Là Gì? 2024

CEO là giám đốc điều hành của một doanh nghiệp. Trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, CEO đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, thuật ngữ CEO không xa lạ. Trong đời sống thường nhật, chúng ta cũng thường nghe những câu như: Anh A là CEO của công ty X, anh B là CEO của tập đoàn Y. Những khái niệm này đã dần phổ biến nhưng hiểu đúng bản chất của CEO thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, hôm nay Tiền Đầy Ví sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

CEO là gì?

Vậy cơ bản thì CEO là gì? CEO là cụm từ viết tắt của Chief Executive Officer. Dịch ra tiếng Việt thì nó có nghĩa là giám đốc điều hành. CEO không phải là một từ thuần Việt. Tuy nhiên hiện nay, CEO được dùng rộng rãi để chỉ nhiều chức danh như:

  • Tổng giám đốc
  • Giám đốc điều hành
  • Giám đốc công ty, doanh nghiệp

Như vậy, CEO là người thuyền trưởng, nắm giữ đầu tàu doanh nghiệp. Đây là người có vai trò cao nhất với một doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động của doanh nghiệp, cũng là người đưa doanh nghiệp đến với thành công và lợi nhuận kỳ vọng.

CEO là người nắm giữ vận mệnh doanh nghiệp
CEO là người nắm giữ vận mệnh doanh nghiệp

Tùy theo cơ cấu của nhiều công ty, CEO có thể chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị (với các công ty cổ phần lớn). Cũng có nhiều công ty CEO chính là chủ tịch hội đồng quản trị, là người nắm giữ, bỏ vốn chủ yếu của doanh nghiệp (Trường hợp này rất phổ biến, đặc biệt ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thì CEO đa phần là người bỏ vốn kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của CEO với doanh nghiệp

Từ định nghĩa như trên, chắc các bạn cũng phần nào hình dung được vai trò của CEO với doanh nghiệp. Với vai trò là một đầu tàu, CEO có nhiều nhiệm vụ quan trọng:

Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp

Rõ ràng, CEO chính là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. CEO đứng tên trên giấy phép thành lập doanh nghiệp và sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.

Chính vì vậy, khi doanh nghiệp có bất cứ vấn đề gì liên quan đến pháp luật, CEO thường là người đứng mũi chịu sào. Mọi công tác điều tra đều tập trung vào CEO. Còn những người lao động nếu có liên quan trực tiếp như kế toán, trưởng phòng… cũng sẽ liên đới chịu trách nhiệm. Người lao động, công nhân… nếu không liên quan đến các sai phạm thì sẽ không chịu trách nhiệm chung với CEO.

Điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là vai trò rất chủ đạo của một CEO. Là giám đốc của một doanh nghiệp, CEO cần đưa ra được các phương hướng xử lý để cải thiện, duy trì hình hình hoạt động của doanh nghiệp. CEO cũng là người đưa ra các chỉ tiêu cần thực hiện, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra các chế tài thưởng phạt để kích thích tinh thần lao động của nhân viên.

CEO là người điều hành các hoạt động của doanh nghiệp
CEO là người điều hành các hoạt động của doanh nghiệp

Tổ chức và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, CEO cũng là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời, trong một doanh nghiệp lớn, CEO sẽ là người trực tiếp nhận chỉ thị từ Hội đồng quản trị, sau đó đưa thông tin xuống các bộ phận dưới để triển khai các kế hoạch kinh doanh.

Tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Rất rõ ràng, người tổ chức bộ máy doanh nghiệp chính là CEO.

Chúng ta có thể lấy ví dụ từ một công ty nhỏ. Từ lúc thành lập doanh nghiệp, CEO sẽ phải chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Các cán bộ chủ chốt hay các vị trí nhân viên đều phải được sự đồng ý của CEO. Thông qua quá trình làm việc, nhân sự nào nổi bật, được thăng chức, tăng lương hay nhân sự nào yếu kém cần đào tạo hay sa thải đều thuộc phạm chi quyền hạn của CEO.

Tổ chức cơ cấu không chỉ đơn giản là bổ nhiệm nhân sự, CEO còn là người trực tiếp đưa ra các chỉ đạo, mục tiêu cho từng phòng ban cụ thể. Sau đó CEO sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban đó để có chính sách điều chỉnh hay thưởng phạt theo quy định của công ty.

Thay mặt doanh nghiệp đàm phán công việc, hợp đồng

CEO chính là người thẩm định và phê duyệt các dự án của công ty. Đây là người đủ thẩm quyền để ký kết các hợp đồng thương mại với doanh nghiệp khác.

CEO đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng với đối tác, khách hàng
CEO đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng với đối tác, khách hàng

Không những thế, CEO cũng là người phê duyệt các sản phẩm của doanh nghiệp trước khi đưa ra thị trường. Trên cả 2 chiều đối tác và khách hàng, CEO đều là người quyết định. Chính vì vậy, không có gì khoa trương khi nói rằng CEO chính là người nắm giữ vận mệnh của doanh nghiệp.

Những yêu cầu cơ bản của một CEO

Bạn đang có tham vọng xây dựng một thương hiệu cho riêng mình? Ý tưởng tuyệt đấy, tuy nhiên hãy xem một CEO cần có những phẩm chất gì. Nếu cảm thấy bản thân hội tụ được các phẩm chất dưới đây, chúc mừng bạn, hãy bắt đầu sự nghiệp của riêng mình đi nào!

Nền tảng kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn chính là điều đầu tiên cần phải có ở một CEO. Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản mà không hề có chút kiến thức nào về thị trường thì chẳng thể nào điều hành doanh nghiệp được. Tương tự như vậy, bất kỳ lĩnh vực gì cũng cần đến kiến thức chuyên môn vững. Từ đó CEO mới có thể đưa ra các định hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nền tảng quản trị

Sau vấn đề chuyên môn sẽ là vấn đề quản trị. Quản trị công việc, quản trị con người. Một CEO luôn có khối lượng công việc đồ sộ mỗi ngày. Nếu không biết cách sắp xếp và phân bổ hợp lý thì CEO không thể nào điều khiển được doanh nghiệp.

Một CEO giỏi cần đảm bảo được hiệu quả quản trị công việc lẫn nhân sự
Một CEO giỏi cần đảm bảo được hiệu quả quản trị công việc lẫn nhân sự

Cũng tương tự như thế, việc quản trị nhân sự cũng là một trong những nhân tố cần thiết của một CEO. Việc này có thể học hỏi, trau dồi được. Vì vậy CEO không chỉ là người điều hành, họ còn là những người luôn không ngừng học hỏi để hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Kinh nghiệm và kỹ năng

Trải qua quá trình điều hành doanh nghiệp, một CEO sẽ có những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Điều này thực tế có thể chứng minh. Rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp thất bại, sau một thời gian bắt đầu lại thì sẽ có những bước đi bền vững hơn so với những người chưa có kinh nghiệm.

Sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao

Yếu tố này tưởng chừng không quan trọng nhưng lại rất cần thiết cho 1 CEO. Bạn không thể điều hành doanh nghiệp hiệu quả được nếu không có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc cao. Vì vậy, bên cạnh công việc , CEO còn phải đảm bảo vấn đề sức khỏe để chịu được những áp lực rất kinh khủng đến từ việc điều hành một doanh nghiệp.

Có tâm – Có tầm

Đồng thời với đó, một CEO bản lĩnh, tài năng chính là cách thức quảng bá doanh nghiệp hiệu quả nhất. Ngoài sản phẩm dịch vụ tốt, thì một CEO với đầy đủ những tố chất từ trong đến sự đĩnh đạc bên ngoài chính là đại diện tốt nhất cho hình ảnh thương hiệu. Một thương hiệu dù tốt, nhưng CEO không toát lên được tầm vóc người lãnh đạo thì cũng khó có thể xây dựng được lòng tin nơi đối tác, khách hàng.

CEO còn phải là một người có tâm. Tâm với công việc, tâm với nhân viên. Chính từ những điều này, doanh nghiệp với có thể phát triển bền vững với đội ngũ xuất sắc nhất.

Ngoài ra, một CEO thường sẽ có những tố chất bẩm sinh để có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình. Vì vậy, không phải ai cũng làm được CEO và không phải CEO nào cũng thành công cả.

Kết luận

Nhìn chung, CEO đảm nhiệm nhiều trọng trách lớn lao. Tuy nhiên nếu làm việc hiệu quả, CEO cũng sẽ thu về những thành tựu rực rỡ cũng như danh tiếng tốt trên thị trường. Chính vì điều này, nếu muốn trở thành một CEO, các bạn hãy không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình ngay hôm nay, và bắt tay ngay vào mục tiêu khi thời cơ đến nhé.

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 12-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu