Các Nhóm Nợ Xấu

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 14-11-2020. Cập nhập ngày 31-10-2021.
Các Nhóm Nợ Xấu 2024

Có các nhóm nợ xấu nào? Nợ xấu có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp, cá nhân? Làm sao để tránh nợ xấu? Thắc mắc trên sẽ được Tiendayvi.com giải đáp từ A đến Z!

Các ngân hàng, công ty tín dụng đều quan tâm hàng đều đến nợ xấu trước khi quyết định duyệt khoản vay cho đơn vị, doanh nghiệp. Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các tổ chức tài chính này lại quan trọng vấn đề nợ xấu? Những kiến thức được bật mí về nợ xấu dưới đây phần nào giúp bạn hiểu rõ.

Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay

Nợ xấu là khoản nợ khó đòi – nỗi ám ảnh kinh hoàng mà cả ngân hàng cho vay lẫn khách vay khiếp sợ. Thực tế, nợ xấu là khoản nợ đã quá hạn, nghi ngờ hoặc có khả năng cao không thu hồi được. Các nhóm nợ được tổ chức tín dụng quốc gia Việt Nam CIC phân thành 5 cấp độ dưới đây!

Nhóm nợ nào được xếp vào nợ xấu?

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Các đối tượng được xếp vào nhóm nợ tiêu chuẩn có đặc điểm sau:

  • Vay nợ trong hạn và có khả năng trả đủ gốc vay + lãi suất theo đúng kỳ hạn.
  • Nợ đã quá hạn 10 ngày nhưng được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc vay và lãi đúng thời hạn và lãi vay quá hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý 

Đối tượng nợ nhóm 2 gồm có:

  • Khoản nợ vay đã quá kỳ hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn thanh toán lần đầu.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 

Những đối tượng nào nằm trong nhóm nợ 3?

  • Khoản vay đã quá hạn từ 91 ngày trở lên và không quá 180 ngày.
  • Nợ cơ cấu lại kỳ hạn thanh toán lần đầu đã quá hạn dưới 30 ngày.
  • Nợ cơ cấu lại kỳ hạn thanh toán lần 2.
  • Khoản nợ được giảm hoặc miễn lãi suất vì khách vay không đủ trả lãi.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 

Nhóm nợ xấu này bao gồm các đối tượng vay vốn như sau:

  • Nợ đã quá kỳ hạn thanh toán từ 181 đến 360 ngày.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời gian thanh toán lần 1 đã quá hạn 30 đến dưới 90 ngày.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời gian thanh toán lần 2 đã quá hạn 30 ngày.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 

Đây là một trong các nhóm nợ xấu khiến đơn vị cho vay đau đầu nhất. Tiêu chí của nhóm nợ có khả năng mất vốn như sau:

  • Khoản vay nợ đã quá hạn thanh toán trên 360 ngày.
  • Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn thanh toán lại lần 1 quá hạn 90 ngày trở lên theo kỳ hạn đã đặt lại.
  • Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn thanh toán lại lần 2 quá hạn 30 ngày trở lên theo kỳ hạn đã đặt lại lần 2.
  • Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn thanh toán lại lần 3 trở lên.

Theo CIC, nhóm nợ 1 và 2 chưa phải là nợ xấu. Khi khách hàng đi vay nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 đều là các nhóm nợ xấu.

Nợ xấu được lưu trữ ở đâu? Có cách nào để kiểm tra nợ xấu không?

Nợ xấu là thông tin quan trọng được các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thống kê và tổng hợp. Sau đó, các thông tin này được gửi cho Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam CIC để lưu trữ.

Làm thế nào để biết đơn vị, doanh nghiệp thuộc danh sách các nhóm nợ xấu hay không? Không chỉ bản thân doanh nghiệp mà rất nhiều người cũng có nhu cầu tra cứu để biết chắc thông tin cá nhân không người khác đem đi vay nợ. Đồng thời, trước khi vay vốn, bạn nên kiểm tra nợ xấu để không phải chờ đợi mòn mỏi mà thủ tục không được duyệt. Có rất nhiều cách để tra cứu thông tin nợ xấu như sau:

Nhờ nhân viên ngân hàng

Nếu bạn có người nhà, bạn bè làm việc tại ngân hàng, tổ chức cho vay tín dụng thì bạn có thể nhờ họ kiểm tra. Trong trường hợp bạn đi vay ngân hàng thì các nhân viên làm việc cũng sẽ kiểm tra nợ xấu trước khi duyệt khoản vay.

Nhờ nhân viên thuộc công ty tài chính lớn

Chỉ nhân viên làm việc tại công ty tài chính lớn mới có khả năng, quyền hạn được phép kiểm tra trên hệ thống của CIC. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu chi phí kiểm tra lịch sử nợ xấu khi chọn cách này.

Tự kiểm tra nợ xấu trên điện thoại
Tự kiểm tra nợ xấu trên điện thoại

Tự kiểm tra trên app CIC hoặc website

Ngày nay, mọi đối tượng đều có thể tự tra cứu các nhóm nợ xấu thông qua app CIC tải trực tiếp về điện thoại hoặc đăng ký tài khoản trên website chính thức của CIC. Tuy nhiên, thông tin kiểm tra chỉ có ở thời điểm năm hiện đại mà không có các năm về trước.

Nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Nếu thuộc các nhóm nợ xấu, doanh nghiệp của bạn sẽ đối diện với nguy cơ khó tiếp cận được nguồn tín dụng, khoản vay trong tương lai. Hầu hết các ngân hàng, đơn vị tín dụng đều sẽ đưa bạn vào danh sách “đen” và từ chối khoản vay của bạn. Chỉ cần số CMND toàn bộ lịch sử nợ xấu sẽ hiện ra. Vậy nên nếu muốn làm ăn lâu dài thì bạn đừng bao giờ nghĩ đến trốn nợ.

Không chỉ bị khước từ bởi các ngân hàng, nợ xấu còn làm xáo trộn các kế hoạch của doanh nghiệp. Bạn không đủ vốn để đầu tư, chi tiêu cho công ty dẫn đến kinh doanh đình trệ, thậm chí là phá sản.

Công việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do nợ xấu
Công việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do nợ xấu

Với người tiêu dùng, họ sẽ nghi ngờ mặt hàng do đơn vị cung cấp liệu có chất lượng với điều kiện tài chính công ty khiêm tốn. Thương hiệu của bạn cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí khách hàng còn tẩy chay hàng của đơn vị.

Không được vay ngân hàng, bạn buộc phải tiếp cận khoản vay ngoài với lãi suất “trên mây”. Bạn sẽ gặp khủng hoảng tài chính và thâm hụt vốn nhiều hơn cả số tiền vay. Chưa hết, chính bạn và cả những người thân liên tục bị quấy rầy bởi những cuộc điện thoại đòi nợ. Nghiêm trọng hơn, bạn còn có thể bị đối tượng tín dụng đen đe dọa.

Thời gian bao lâu để được xóa tên khỏi các nhóm nợ xấu?

Mối quan tâm của các đối tượng nằm trong nhóm nợ xấu là bao lâu thì được xóa tên? Nợ xấu sẽ được “xóa sổ” nếu bạn đã thanh toán hết các khoản vay gốc, lãi suất vay và lãi suất trong khoảng thời gian quá hạn. Nếu không trả được thì tên của bạn, doanh nghiệp bạn sẽ mãi mãi được lưu trên hệ thống của CIC và mất nhiều thời gian để xóa sau này.

Bao lâu được xóa tên khỏi nợ xấu
Bao lâu được xóa tên khỏi nợ xấu

Lời khuyên cho bạn để không bị CIC đưa vào danh sách các nhóm nợ xấu

Sẽ mất rất nhiều thời gian để CIC xóa tên khỏi nhóm nợ xấu. Vậy nên cách tốt nhất là bạn đừng để lọt tầm ngắm của tổ chức CIC. Trước khi quyết định vay vốn tại ngân hàng hay bất cứ đơn vị tín dụng nào, bạn đều phải đánh giá khả năng thanh toán để xác định khoản vay phù hợp.

Khi đã được duyệt và nhận khoản vay, bạn cần phải lên kế hoạch tỉ mỉ để sử dụng vốn vay hiệu quả cho doanh nghiệp. Có như vậy, kinh doanh mới đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và khả năng thanh toán nợ đúng kỳ hạn.

Làm thế nào để không lọt danh sách đen của CIC?
Làm thế nào để không lọt danh sách đen của CIC?

Nhiều người giữ quan điểm thanh toán nợ chậm kỳ hạn cũng không vấn đề gì. Thực tế, hệ thống ngân hàng thực hiện quản lý vô cùng chặt chẽ. Chỉ cần bạn quá thời gian vài tiếng, 1 ngày cũng đều được xếp vào danh sách khách nợ quá hạn. Vậy nên, việc lưu hợp đồng vay vốn và ghi nhớ ngày thanh toán rất quan trọng.

Kết Luận

Hy vọng những thông tin về các nhóm nợ xấu và cách xóa tên nợ xấu trên đây sẽ giải đáp thắc mắc của các chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Việc có tên trong danh sách “đen” của CIC sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi trong kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần có kế hoạch vay và sử dụng vốn thật hiệu quả!

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 04-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu