CIC Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết về CIC

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 27-10-2020. Cập nhập ngày 16-12-2020.
CIC Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết về CIC 2024

CIC là một tổ chức tài chính thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có chức năng hỗ trợ các thông tin về nợ xấu để ngân hàng và các tổ chức tài chính hoạt động hiệu quả hơn.

Vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên khi đi vay tiền, đơn vị cho vay sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của người vay để quyết định có nên cho vay hay không. Lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật tại CIC. Vậy CIC là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi tài chính của người đi vay? Bài viết dưới đây, Tiền Đầy Ví sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này.

CIC là gì?

CIC là tên viết tắt của Credit Information Center. Đây là tổ chức hành chính với vai trò là một Trung tâm thông tin tín dụng. Tổ chức này trực thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Hiểu theo cách khác, thì CIC chính là một hệ thống thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng. Nghĩa là khi có một khách hàng đăng ký vay tín dụng, thì hệ thống tín dụng của ngân hàng hay công ty tài chính sẽ cập nhật thông tin lên trên hệ thống CIC. Từ đó, ngân hàng nhà nước có thể quản lý được dễ dàng những thông tin tín dụng của khách hàng.

CIC là trung tâm thông tin tín dụng, tập hợp toàn bộ lịch sử tín dụng của khách hàng toàn quốc
CIC là trung tâm thông tin tín dụng, tập hợp toàn bộ lịch sử tín dụng của khách hàng toàn quốc

Nhờ có CIC, ngân hàng nhà nước có thể quản lý được tình hình nợ nội địa. CIC cũng là căn cứ để đánh giá mức độ uy tín của một khách hàng bất kỳ trong hoạt động tín dụng. Khi bạn đăng ký một khoản vay tại ngân hàng, có 2 trường hợp xảy ra: Được duyệt vay hoặc không được duyệt vay. Trong trường hợp không được duyệt vay, ngoài lý do không đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng, thì phần lớn đều là do lịch sử tín dụng được ghi nhận tại CIC không tốt. Khi uy tín của bạn không được đảm bảo, thì ngân hàng sẽ không có cơ sở để tin tưởng và xét duyệt khoản vay cho bạn.

Hoạt động của CIC theo quy trình như thế nào?

CIC hoạt động theo cách thức thống kê và cập nhật số liệu mới nhất. Khi khách hàng thực hiện khoản vay tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng được cấp phép, thì hệ thống quản lý dữ liệu của ngân hàng/tổ chức đó sẽ cập nhật các thông tin của người vay lên cổng CIC. Từ đó, CIC thống kê, lọc dữ liệu, sàng lọc và sắp xếp thành một danh sách tín dụng cụ thể. Danh sách này sẽ được chia thành 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1 - Đảm bảo tiêu chuẩn: Đây là những nhóm khách hàng có lịch sử vay nợ và trả nợ tốt.
  • Nhóm 2Dư nợ cần lưu ý: Đây là những khách hàng có trả nợ đầy đủ nhưng trễ hạn 10-90 ngày so với thời hạn quy định trong hợp đồng.
  • Nhóm 3Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Danh sách này gồm những khách hàng có thời hạn dư nợ từ 90-180 ngày.
  • Nhóm 4Dư nợ nghi ngờ: Những khách hàng này đang có thời hạn dư nợ lên đến 181 – 360 ngày. Hiện vẫn còn nhiều khách hàng chưa thanh toán được nợ.
  • Nhóm 5Nguy cơ mất vốn: Trường hợp này là những khách hàng có khoản nợ bị quá hạn đã trên 360 ngày và khả năng thu hồi thấp.

CIC sẽ trả kết quả thống kê theo danh sách này. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tìm hiểu thông tin của khách hàng thông qua kết quả. Hoạt động 2 chiều này giúp sự liên kết giữa ngân hàng và CIC luôn đảm bảo thông suốt. Các thông tin luôn đảm bảo được cập nhật nhanh nhất.

Nợ xấu và quan hệ nợ xấu với CIC

Từ bảng xếp loại trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được:

  • Những khách hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 khá an toàn để triển khai cho vay.
  • Những khách hàng thuộc nhóm 3 nên cân nhắc thật kỹ khi cho vay
  • Những khách hàng thuộc nhóm 4 và nhóm 5 không nên cho vay. Vì khả năng mất vốn là rất lớn.

Với những khách hàng thuộc nhóm 3, 4, 5 trên đây, ngân hàng sẽ liệt vào nhóm nợ xấu.

Như vậy, nợ xấu là khái niệm dùng để chỉ những khoản nợ khó đòi. Đây là những trường hợp đáo hạn quá muộn hoặc thậm chí không thể đáo hạn được.

Nợ xấu được CIC xếp loại từ nhóm 3-5
Nợ xấu được CIC xếp loại từ nhóm 3-5

Việc thống kê và phân loại từ CIC về nhóm nợ xấu này rất hữu ích với ngân hàng nhà nước và hệ thống các công ty tài chính hiện nay. Khi phân loại được nợ xấu, đơn vị cho vay tiền online sẽ có căn cứ để cân nhắc đâu là nhóm đối tượng có thể cho vay, đâu là nhóm đối tượng không nên cho vay tín chấp để đảm bảo an toàn nguồn vốn.

Mặc dù vậy, mỗi ngân hàng sẽ có cách đánh giá khoản vay khác nhau. Nhiều người không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng này nhưng vẫn vay được ở ngân hàng khác. Một số tổ chức tín dụng vẫn hỗ trợ nợ xấu cho người vay. Vì vậy, CIC về bản chất vẫn chỉ là căn cứ xếp loại nợ xấu và giúp đưa ra các giải pháp chọn lựa cho ngân hàng. Nó không phải là yếu tố quyết định cao nhất đến việc có duyệt vay hay không.

Lý do khi khoản vay bị CIC xếp vào nhóm nợ xấu

Rơi vào nhóm nợ xấu sẽ khiến bạn mất đi nhiều quyền lợi tín dụng. Khi đó, cơ hội đi vay thành công sẽ rất thấp. Thông thường sẽ có những lý do sau đây khiến bạn bị rơi vào nhóm này:

  • Thanh toán khoản vay chậm
  • Đột ngột ngừng thanh toán
  • Sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán không đúng như yêu cầu, thậm chí không thanh toán.
  • Không có đủ khả năng thanh toán khoản nợ đã vay. Tài sản thế chấp bị thu hồi và rao bán để ngân hàng truy thu nợ.
  • Không thanh toán nợ với cá nhân, doanh nghiệp và bị khởi kiện
Thanh toán khoản vay chậm sẽ bị CIC xếp vào nhóm nợ xấu
Thanh toán khoản vay chậm sẽ bị CIC xếp vào nhóm nợ xấu

Với những lý do trên đây, khi thông tin của bạn được cập nhật lên CIC, bạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu và nguy cơ không được duyệt vay những lần tiếp theo là rất cao.

Có thể kiểm tra lịch sử tín dụng trên CIC được hay không?

Nhiều người thường thắc mắc là có thể tự kiểm tra lịch sử tín dụng của mình trên hệ thống CIC được hay không.

Về vấn đề này, thực tế là không thể được. CIC là một đơn vị tổ chức trực thuộc ngân hàng nhà nước. Vì vậy không phải ai cũng có thể truy cập vào được. CIC chỉ cho phép ngân hàng, các tổ chức tài chính hợp pháp được quyền truy cập để cung cấp thông tin về khách hàng đi vay cũng như tìm hiểu thông tin về những khách hàng đang làm hồ sơ vay. Những ngân hàng hay tổ chức tài chính này đều phải trả phí sử dụng cho CIC.

Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu lịch sử tín dụng của mình khi đi vay tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Lúc này, đơn vị cho vay sẽ thông tin cho bạn biết là bạn có dính nợ xấu hay không và được duyệt vay hay không.

Những lưu ý để tránh rơi vào nợ xấu

Để CIC xếp loại vào nợ xấu thì cũng giống như bạn đã bị “bôi đen lý lịch” tài chính của mình. Muốn không vướng phải tình trạng này, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Xem xét chi tiết về khoản vay mà mình sắp vay. Các thông tin về lãi suất, đáo hạn, điều kiện gia hạn… cần phải được xem xét kỹ lưỡng và tuân thủ đúng với quy định trong hợp đồng.
  • Xem xét điều kiện bản thân có đủ khả năng chi trả khoản vay đúng thời hạn hay không
  • Ưu tiên vay những khoản vay mà mức chi trả không vượt quá ½ thu nhập. Khi đó bạn có thể xoay sở trả nợ mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các chi tiêu khác trong cuộc sống.
Thanh toán đúng các khoản nợ theo hợp đồng sẽ giúp tạo điểm tín dụng tốt trên CIC
Thanh toán đúng các khoản nợ theo hợp đồng sẽ giúp tạo điểm tín dụng tốt trên CIC
  • Nếu 1 – 2 năm gần đây, lịch sử tín dụng của bạn không tốt, thì nhiều khả năng sẽ không được duyệt vay. Bạn nên cân nhắc các chọn lựa tài chính khác.
  • Khi hiểu rõ bản thân đang mắc phải nợ xấu trên hệ thống CIC, bạn nên nhờ tư vấn của nhân viên làm hồ sơ vay. Có nhiều trường hợp chỉ cần thanh lý khoản nợ cũ, bạn sẽ được xóa lịch sử nợ nấu. Điều này chỉ khi truy cập vào CIC thì mới có thể kiểm tra được bạn có thuộc diện này hay không.

Kết luận

Phải công nhận một điều rằng, dính nợ xấu và bị CIC ghi nhận quả là một điều tồi tệ. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi tín dụng của bạn. Thời điểm hiện tại, bạn vay chỉ vài triệu đồng nhưng không thu xếp thanh toán tốt. Giai đoạn sau, nhu cầu tài chính tăng lên, bạn cần vay vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng để xoay sở công việc. Lúc đó chỉ vì khoản nợ vài triệu mà không thể được duyệt vay. Đây sẽ là một sự cố rất đáng tiếc.

Chính vì điều này, hãy cẩn trọng với hệ thống CIC. Khi vay nợ nóng, cần đảm bảo thanh toán đúng như hợp đồng. Đó không chỉ là bổn phận và đạo đức. Nó còn là tiền đề để bạn có được những quyền lợi tốt hơn trong tương lai.

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 10-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu