Nợ Xấu Là Gì?

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 09-11-2020. Cập nhập ngày 16-12-2020.
Nợ Xấu Là Gì? 2024

Khi đi vay tiền ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, bạn sẽ được nghe đến khái niệm nợ xấu. Vậy nợ xấu là gì? Nó có ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi cá nhân?

Nợ xấu là một vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng e dè khi làm thủ tục cho khách hàng vay tiền nhanh. Việc thẩm định kỹ cũng khó tránh được những rủi ro khi vay. Với khách hàng, khi dính nợ xấu thì rất nhiều quyền lợi bị ảnh hưởng.

Vậy nợ xấu là gì? Tác động của nó đến cá nhân và nền kinh tế ra sao? Làm thế nào để hạn chế được nợ xấu? Tất cả sẽ có trong những thông tin mà Tiền Đầy Ví gửi đến bạn ngay sau đây.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là những khoản nợ khó đòi và gần như không thể đòi được. Nguyên nhân là vì người vay tiền nóng đã vay một khoản nhất định nhưng đến thời điểm trả nợ lại không thu xếp được để trả.

Thời điểm để đánh giá nợ xấu cá nhân là 90 ngày. Trải qua 90 ngày tính từ thời điểm đáo hạn mà vẫn chưa thu được nợ thì đã bị tính vào nợ xấu.

Nợ xấu là khoản nợ đến hạn thanh toán nhưng vẫn chưa được hoàn trả
Nợ xấu là khoản nợ đến hạn thanh toán nhưng vẫn chưa được hoàn trả

Nợ xấu sẽ bị phân loại và sắp xếp trên hệ thống CIC – Hệ thống lưu trữ thông tin tài chính quốc gia. Khi bị xếp vào danh sách này, người mắc nợ xấu sẽ được phân thành các trường hợp sau:

  • Nợ cần lưu ý: quá hạn thanh toán từ 10 - 30 ngày.
  • Nợ dưới tiêu chuẩn: quá hạn thanh toán từ 30 - 90 ngày.
  • Nợ nghi ngờ mất vốn: quá hạn thanh toán từ 90 – 180 ngày.
  • Nợ có khả năng mất vốn: quá hạn thanh toán trên 180 ngày.

Nhóm tốt nhất chính là nợ đủ tiêu chuẩn. Nhóm này sẽ liệt kê những người có vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng và thanh toán nợ đầy đủ. Trong trường hợp nợ dưới hạn thanh toán 10 ngày và đã thanh toán đủ cũng được xếp vào nhóm an toàn này.

Vì sao lại bị nợ xấu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của cá nhân. Trong đó phải kể đến là những nguyên nhân sau:

  • Khách hàng cố tình chây ỳ không chịu thanh toán nợ sau khi đã vay. Nhóm khách hàng khá lì lợm, thuộc nhóm khách hàng “bất trị”, thường hung hãn khi đơn vị cho vay đòi nợ, có biểu hiện hung hãn và dấu hiệu chạy nợ rõ ràng.
  • Rủi ro trong cuộc sống, kinh doanh, đầu tư khiến người vay không xoay sở kịp để trả khoản nợ đã vay.
  • Khách hàng chậm thanh toán liên tục nên bị xếp vào nhóm nợ xấu.
  • Các dịch vụ cho vay tiền online phát triển quá mạnh mẽ, thủ tục cho vay đơn giản nên kích thích nhu cầu vay tiền của nhiều khách hàng. Dù không có nhu cầu, nhiều người vẫn vay rồi tiêu xài hoang phí. Khi đến hạn thì không xoay sở kịp tiền để trả nợ.
  • Khách hàng vay tiền ngân hàng bằng thế chấp tài sản. Đến quá hạn thanh toán không đủ khả năng trả nợ khiến tài sản bị kê biên cũng bị liệt vào nhóm nợ xấu.
  • Mua hàng trả góp tại Thế giới di động, các trung tâm điện máy, siêu thị và không thanh toán nợ đúng hạn cũng có mặt trên hệ thống CIC.
  • Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm hay rút tiền mặt, không có khả năng chi trả và bị xếp vào nhóm nợ xấu.
Người vay bị nợ xấu sẽ được thống kê trên hệ thống CIC
Người vay bị nợ xấu sẽ được thống kê trên hệ thống CIC

Những tác hại của nợ xấu

Nợ xấu ảnh hưởng rất nghiêm trọng và gây tác hại cho khá nhiều bên. Có thể kể đến những tác hại từ nợ xấu như sau:

Ảnh hưởng đến đơn vị cho vay

  • Mất nguồn vốn cho vay.
  • Tốn kém nhiều khi phải thực hiện các biện pháp đòi nợ: tốn tiền điện thoại, tốn tài nguyên, tốn nhân sự,…
  • Ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
  • Ngân hàng hay tổ chức tín dụng dính nợ xấu nhiều sẽ mất uy tín, khó thu hút đầu tư hơn và khiến khách hàng cũng e ngại hơn.

Ảnh hưởng đến người vay

  • Có nguy cơ mất trắng tài sản thế chấp nếu vay bằng thế chấp.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng ở bất cứ ngân hàng nào. Đây là một thiệt thòi rất lớn với thời đại 4.0 hiện nay. Bạn sẽ không có ưu đãi này nếu dính nợ xấu và bị ghi nhận tại CIC.
  • Không thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Khi bị nợ xấu, gần như bạn sẽ khó được duyệt vay ở những lần vay tiếp theo. Dù là ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì nguy cơ bị từ chối cũng lên đến 95%.
  • Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và xếp hạng công dân.
Người vay tiền dính nợ xấu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi
Người vay tiền dính nợ xấu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi

Tác hại đến người đi vay là rõ ràng nhất. Hãy cẩn thận đừng để dính nợ xấu trên CIC nhé. Vì nó có thể làm tắc đường phát triển của bạn trong tương lai. Ví dụ như bây giờ bạn chỉ vay 10 triệu và cố tình không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán (tình trạng chung của nhiều bạn trẻ). Vài năm sau, khi độ trưởng thành ổn định hơn, bạn đã chín chắn hơn và có những kế hoạch đầu tư kinh doanh bài bản. Lúc này, đi vay tín chấp không được vì chỉ khoản nợ xấu 10 triệu. Rất đáng tiếc nhé.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Mặc dù nợ xấu có thể đến từ những yếu tố khách quan của nền kinh tế như trượt giá hay lạm phát, nhưng rõ ràng nợ xấu cũng ảnh hưởng ngược lại đến nền kinh tế.

Bạn thử tưởng tượng nếu quá trình cho vay vốn toàn dính nợ xấu thì thế nào? Sự sụp đổ hoặc suy yếu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng là tất yếu. Không những thế, những khách hàng không dính nợ xấu cũng khó được duyệt vay mức lớn vì sự ngần ngại từ đơn vị cho vay. Khi nguồn vốn không được luân chuyển, nền kinh tế cũng khó có động lực phát triển.

Có thể xóa nợ xấu hay không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Dù khoản nợ từ 5, 10 năm trước hay chỉ mới đây, thì bạn cũng có thể sửa sai những lỗi lầm của mình.

Để xóa nợ xấu, người vay chỉ cần liên hệ lại ngân hàng hay tổ chức mình đã vay tiền. Mục đích liên hệ là để xác nhận lại khoản nợ còn tồn đọng, cùng đưa ra phương án giải quyết. Tùy vào khoản nợ, bạn có thể yêu cầu thanh toán 1 lần hoặc thanh toán theo từng đợt. Nhớ thực hiện đúng cam kết của mình và thanh toán đầy đủ những khoản nợ đó nhé.

Sau 12 tháng kể từ ngày bạn thanh toán nợ, lịch sử tín dụng nợ xấu của bạn sẽ được xóa tự động trên hệ thống CIC. Lúc này, bạn có một lý lịch tín dụng khá tốt và có thể lại được vay tiền theo nhu cầu của mình.

Làm thế nào để tránh bị nợ xấu?

  • Đánh giá khả năng tài chính của mình khi quyết định vay tiền. Dù là khoản vay nhỏ hay lớn.
  • Sau khi nhận được khoản vốn được giải ngân, hãy tiến hành sử dụng vốn thật hiệu quả đúng với mục đích vay tiền ban đầu của mình.
  • Hãy tự nhắc nhở bản thân về trách nhiệm tiết kiệm tiền trả nợ. Bạn đã được hỗ trợ vay tiền khi cần, nghĩa vụ của bạn là hãy trả nợ đúng hẹn như cam kết ban đầu của mình. Điều này không chỉ là trách nhiệm mà nó còn thể hiện được tư chất con người của bạn nữa.
  • Nếu đến hạn hợp đồng mà chưa có khả năng thanh toán được nợ, hãy nhanh chóng liên hệ đến đơn vị cho vay để họ tư vấn cho bạn giải pháp gia hạn.

Kết luận

Có thể dễ dàng thấy được những tác hại từ nợ xấu mang lại là rất lớn. Vì vậy, sau khi hiểu được nợ xấu là gì và mình sẽ bị ghi nợ xấu ở đâu, hy vọng bạn sẽ có những kế hoạch tài chính sáng suốt nhất. Chúc bạn sử dụng nguồn vốn vay thật hiệu quả và dễ dàng có được lịch sử tín dụng thật tốt.

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 08-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu